Kiếp người
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo…
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo…
Câu nói này chắc hẳn chúng ta nghe nhiều lần rồi, nhưng hình như chẳng biết ai là người thốt ra câu này đầu tiên, hay nó là một câu ca dao? Chính tôi cũng chẳng biết rõ nữa. Tôi chỉ nhớ trong cuốn Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách có nói đến câu này trong bức thư của Tố Tâm gởi cho Nhà báo Đạm Thủy, và cũng vì đây là cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội đầu tiên của Việt Nam nên tôi chỉ biết câu nói ra đời vào thời kỳ ấy, lúc đó tôi cũng chưa được hân hạnh sinh ra. Thôi thì ai nói trước hay sau cũng như nhau vậy. Chủ yếu là cái ý của hai câu thơ trên mà thôi.
Sao lại đừng làm người nhỉ? Có sinh vật nào trên đời này hơn con người đâu? Thế nhưng cũng chỉ con người mới có mọi cay đắng khổ đau chứ loài khác thì hiếm lắm. Làm người, quả thật là khó! Hàng nghìn triết gia đã nói về điều này rồi nên tôi không dám đụng tới, chỉ hiểu nôm na sống cho ra đúng con người sao mà khó ghê?! Song câu nói trên chẳng phải biện luận khó dễ để sống cho ra con người mà lại dùng chữ “kiếp“: kiếp sau, kiếp người… Nhắc đến chữ “kiếp” hình như chẳng ai ưa, trong ba chữ: đời người, phận người và kiếp người thì chữ kiếp người có vẻ than trách hằn học quá.
Sao lại đừng làm người nhỉ? Có sinh vật nào trên đời này hơn con người đâu? Thế nhưng cũng chỉ con người mới có mọi cay đắng khổ đau chứ loài khác thì hiếm lắm. Làm người, quả thật là khó! Hàng nghìn triết gia đã nói về điều này rồi nên tôi không dám đụng tới, chỉ hiểu nôm na sống cho ra đúng con người sao mà khó ghê?! Song câu nói trên chẳng phải biện luận khó dễ để sống cho ra con người mà lại dùng chữ “kiếp“: kiếp sau, kiếp người… Nhắc đến chữ “kiếp” hình như chẳng ai ưa, trong ba chữ: đời người, phận người và kiếp người thì chữ kiếp người có vẻ than trách hằn học quá.
Kiếp sau xin chớ làm người…
Thế thì làm gì nhỉ? Sung sướng như con người mà hổng thèm làm là sao? Nhưng nhìn rõ thì sẽ thấy phía sau sự sung sướng kia là cả một trời lo toan cay đắng chứ phải tự dưng mà có được sung sướng đâu? Do vậy mà ai đó than trách thân phận con người bỗng dưng sinh ra bi quan rồi hổng thèm làm nữa, đòi làm cây thông thôi, ngày nào cũng reo vang bài ca muôn thuở cho đỡ tức, cho đỡ chán chường… vì cái kiếp con người như một cái gông vô hình đè lên đôi vai, đè lên tâm tưởng, do vậy mà tâm hồn chỉ muốn bay lên cao, vươn lên cao giữa trời mà than mà trách cho thỏa thuê… Làm cây thông vươn cao khỏi suy tư dằn vặt, khỏi cay đắng tình đời, còn gì sướng hơn nữa nhỉ? chứ cái kiếp người toàn là khổ ải… Thôi thì cứ ráng đợi kiếp sau vậy, năm bảy chục hay trăm năm sau nữa, ai mà biết?
Nhưng hình như nhà thơ Lưu Trọng Văn cũng có viết câu này, tôi nhớ không rõ lắm:
Nhưng hình như nhà thơ Lưu Trọng Văn cũng có viết câu này, tôi nhớ không rõ lắm:
Làm gì có trăm năm mà đợi?
Làm gì có kiếp sau mà chờ?
Làm gì có kiếp sau mà chờ?
Đợi hạnh phúc đến với ta ư? Còn lâu! Phải thấm đẫm đắng cay cuộc đời thì may ra mới nếm được hạnh phúc, chứ hạnh phúc không có chân mà chạy đến với ta đâu. Bởi kiếp người là thế mà!
Cám ơn chú Hùng Lân về bài viết.